Giỏ hàng

8 bước giúp bạn viết được một cuốn sách

Nếu là một người đam mê viết lách thì chắc hẳn, bạn luôn muốn một ngày nào đó sẽ có ít nhất một cuốn sách được xuất bản. Vậy viết một cuốn sách có khó không, phải bắt đầu từ đâu và trải qua những công đoạn nào?

Để viết được một cuốn sách hay, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức dành cho nó. Chỉ cần một sai lầm trong lựa chọn chủ đề, đối tượng độc giả lẫn việc bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài sẽ khiến bạn sẽ mất rất nhiều thời gian hay thậm chí là không bao giờ có thể hoàn thành nó. Thêm nữa, nhiều người thường lo lắng ở công đoạn xuất bản nhưng suy nghĩ này không hoàn toàn đúng. Viết mới là phần đáng quan tâm nhất.

Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực xuất bản, Con Sóc đã tổng hợp 8 bước giúp quá trình viết sách của bạn trở nên dễ dàng hơn. 

 

1. Lựa chọn chủ đề

Bạn phải có thứ gì đó quan trọng hoặc hay ho để chia sẻ trước khi bắt đầu viết. Giống như F. Scott Fitzgerald đã từng nói rằng "Bạn không viết bởi vì bạn muốn nói thứ gì đó. Bạn viết bởi vì bạn có thứ gì đó để nói". Bạn sẽ viết điều gì? 

Bạn cần một chủ đề mà bạn đủ quan tâm để đảm bảo nghĩ ra được đủ "chữ" cho một blog, tờ quảng cáo hay một cuốn sách. Thi thoảng, có thể sẽ là 3 chủ đề hoặc nhiều hơn nữa.

Bạn hoàn toàn không bị "cầm tù" bởi ý tưởng đầu tiên, ngược lại, có thể phát triển thêm nhiều thứ từ ý tưởng then chốt mà không sợ khiến người đọc bị phân tán. Tuy nhiên, hãy cân nhắc về mức độ mở rộng của chủ đề đang bàn đến.

 

2. Phát triển một tiền đề

Bạn cần một mỏ neo, một "góc cạnh" của riêng bạn. Tuy nhiên, không cần phải là những ý tưởng mới. Bạn có thể sử dụng cái cũ nhưng thể hiện nó theo cách của riêng bạn.

Hãy xem cách mà Seth Godin đã viết về marketing hay Ernest Hemingway viết về trận đấu bò thì bạn sẽ biết.

Mọi thứ đã được hoàn thành bởi rất nhiều người trong lịch sử nhưng bạn không nằm trong số đó. Đó là điểm khác biệt và là tiền đề của bạn.

 

3. Hãy nghĩ về độc giả

Quy tắc vàng trong viết lách đó là bạn phải hiểu độc giả của bạn. Bạn phải biết nhiều về họ và nhu cầu của họ, như vậy họ sẽ biết bạn hiểu họ đến mức nào. Nếu làm được như vậy, nếu gặp được họ đúng nơi họ đang ở thì bạn có thể đưa họ lên đúng nơi mà bạn muốn họ đặt chân đến.

Và họ sẽ mãi mãi trung thành với bạn.

 

4. Tạo một dàn ý

Lập dàn ý được xem như là phần nhàm chán nhất trong viết lách. Có lẽ bạn nghĩ rằng điều này sẽ làm hạn chế khả năng sáng tạo hoặc kéo bạn về đúng nơi bạn chỉ vừa mới bắt đầu. Tuy nhiên, sự thật là dành thời gian để lập dàn ý sẽ khiến cho các công đoạn còn lại trở nên nhanh hơn và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Tôi đã học được điều này qua trải nghiệm. Khi viết cuốn sách thứ 5 vào hè vừa rồi, tôi đã nhận ra rằng 2/3 chặng đường – sau khi viết được 40.000 từ - mọi thứ đột nhiên trở nên dễ dàng hơn so với lúc viết các chương trước đó. Tại sao? Bởi vì tôi đã tình cờ tự tạo ra một outline: 5 thứ, theo thứ tự, rằng tôi muốn chắc chắn sẽ được trình bày trong chương đó. Và với dàn ý ấy, viết giống như một bài tập "điền vào chỗ trống" rất đơn giản (chắc chắn, đơn giản nhưng không hề dễ dàng).

 

5. Đọc, đọc và đọc

Nếu muốn trở thành một nhà văn, đọc không phải là thứ gì xa xỉ. Nó là điều bắt buộc. Bạn phải đọc nhiều chủ đề và thường xuyên để xem thử các cuốn sách đó được viết như thế nào và bạn có thể làm gì để khiến nó trở nên khác biệt.

Không hề có con đường tắt cho việc đọc sách đâu nhé.

 

6. Đặt thời hạn

Hãy đặt thời hạn cho tác phẩm của bạn.

Một khi bạn đã quyết định được sẽ viết cái gì và viết cho ai thì đã đến lúc học làm người chuyên nghiệp và cam kết hoàn thành đúng vào ngày đó. Nếu không, các mục tiêu của bạn sẽ bị gián đoạn và lu mờ.

Nếu lựa chọn thời điểm phải hoàn thành không đủ để tạo động lực cho bạn thì hãy nghĩ ra một hậu quả cho việc không đạt được mục tiêu đó.

 

7. Lập kế hoạch viết

Sẽ là vô ích nếu cố gắng làm theo những gì người khác đã làm.

Bạn có thể tìm cảm hứng từ cách mà những người khác đã tổ chức cuộc sống của họ nhưng đừng quên điều này: Hãy xây dựng một kế hoạch hàng ngày phù hợp với bạn và cam kết theo sát nó từ bây giờ cho tới khi hoàn thành cuốn sách.

Sẽ luôn có những ngày mà bạn không hề muốn viết và chắc chắn, đó là khoảng thời gian quan trọng nhất mà bạn cần duy trì phong độ của mình. Sau cùng, kế hoạch cũng chỉ như vậy.

Công việc trong mơ dù sao cũng chỉ là một công việc. Thế nên, lúc nào bạn cũng cần một kế hoạch.

 

8. Tập trung viết, đừng chỉnh sửa

Chắc hẳn bạn đã từng nghe điều này nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại, bởi vì đây gần như là thứ sẽ khiến bạn không thể nào hoàn thành cuốn sách.

Nếu bị ám ảnh bởi từng câu đã viết ra thì bạn không đơn giản chỉ là một người đi theo chủ nghĩa hoàn hảo. Bạn thực sự khiến cho động lực của mình bị giảm sút và không thể nào bước vào một trạng thái quan trọng hơn của "tiến trình" - nơi các câu chữ như thể tuôn trào ra và bạn đã đạt được mục tiêu vậy.

Nếu cố gắng viết tất cả các câu đều hay và có một cuốn sách hoàn hảo thì bạn đã theo đuổi sai mục tiêu rồi. Thay vào đó, hãy tìm một chiến lược mà đầu tiên, sẽ giúp bạn viết và sau khi hoàn thành mới chỉnh sửa.

>> Tìm hiểu về Dịch vụ xuất bản Con Sóc tại: ĐÂY

--------------

Công ty CP Truyền thông và Văn hóa Con Sóc (SCC.JSC) đã có 15 năm hoạt động trong thị trường xuất bản tại Việt Nam và Đông Nam Á với ba mảng hoạt động chính: Dịch vụ Xuất bản (trong nước và quốc tế), Giao dịch Bản quyềnXuất nhập khẩu và Phát hành Sách

 Đăng ký tư vấn: TẠI ĐÂY

 Văn phòng 1: P502, tòa B3.7 Hacinco, Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

 Văn phòng 2: Phố sách 19/12, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

 Văn phòng 3: 159Ter, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP Hồ Chí Minh

 Hotline: 0932373282 - 0865346815

 Email: Copyright.scp2@gmail.com (Cc truyenthong.scp4@gmail.com)

 Facebook: https://www.facebook.com/truyenthongvavanhoaconsoc