Giỏ hàng

BẢO VỆ BẢN QUYỀN VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THỊNH VƯỢNG BỀN VỮNG

Năm nay, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) lấy chủ đề Sở hữu trí tuệ (IP) và SMEs: Hãy đưa ý tưởng ra thị trường cho Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

 

Chính sách bằng sáng chế công nghiệp cứu cánh và nâng tầm cho kinh tế Mỹ 

Trước những năm 1980, người Mỹ ưa anti-patent - chống bảo hộ sáng chế. Luật chống độc quyền của Mỹ lúc đó đã khiến cho những doanh nghiệp dù có lợi thế về chiến lược kinh doanh và và kỹ thuật vượt trội vẫn bị tẩy chay vì làm cản trở sự phát triển xã hội. Một sự sáng tạo, một sản phẩm mới nên để nhiều doanh nghiệp cùng khai thác, cùng sản xuất để xã hội tiến bộ và phát triển. Trong mối tương quan tương đối,  hơn 40 năm sau, người dân và doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn hết sức bang quan và thấy mình được nhiều hơn mất trước sách lậu, sách giả, dùng chùa thiết kế đồ họa, thiết kế kiểu dáng công nghiệp, nhãn mác, thiết kế dân dụng của người khác, chụp giật và chôm mã nguồn (source code) các ứng dụng để làm giàu cho bản thân và rẻ - lợi cho khách hàng. Tình trạng này được cổ xúy, và bao biện với lí do chúng ta còn nghèo và thu nhập thấp. 

Dù vậy, nước Mỹ đã phải trả giá đắt cho điều này khi kinh tế Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, các ngành công nghiệp mũi nhọn không còn là lợi thế của nền kinh tế. Không được bảo hộ trong nước, các sáng chế của doanh nghiệp Mỹ dễ dàng đứng dưới tên các doanh nghiệp nước ngoài. Nước Mỹ chứng kiến chảy máu chất xám và mất lợi thế mũi nhọn, thua cuộc ngay trên sân nhà trước hàng hóa của Nhật Bản và nước khác. Thậm chí khi đó Mỹ phải kêu gọi G5 chấp nhận chính sách đồng đô la Mỹ giá rẻ. Và nền kinh tế Mỹ lúc đó đã kiệt quệ đến mức các đối tác thương mại phải chấp nhận chính sách bất hợp lí này.  

Từ "sáng chế chuyên nghiệp" được biết đến rộng rãi tại Mỹ khoảng năm 1985, những chính sách sáng chế chuyên nghiệp đã được coi như chính sách trọng yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của Mỹ (Theo báo cáo "Ủy ban về năng lực cạnh tranh công nghiệp" - Young Report - tháng 1/1985). Chính quyền của tổng thống Reagan sau khi đã nhận ra điều này đã triển khai rất nhiều chính sách thông thương và các biện pháp nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nước Mỹ, cứu vãn một cuộc suy thoái "thua lỗ song sinh" - thâm hụt thương mại và thua lỗ tài chính. Trước đó, từ những năm 1980, đạo luật Bayh-Dole (Đạo luật sửa đổi Luật Sáng Chế và Nhãn liệu, là bộ luật của Mỹ về sở hữu trí tuệ) được thông qua. Đạo luật này xác nhận cho những trường đại học cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sở hữu thành quả nghiên cứu đạt được nhờ vào ngân sách quốc gia, trực thuộc nhà nước và sử dụng thành quả đó cho các doanh nghiệp tư nhân. Cơ sở hạ tầng chính sách hỗ trợ cho những cải cách kỹ thuật như giảm thuế đầu tư, nhà nước tài trợ nghiên cứu, phát triển dành cho các DNVVN, đã được nâng cấp. Chính điều này đã thúc đẩy chính sách sáng chế chuyên nghiệp của Mỹ và góp phần cứu cánh cho nền kinh tế Mỹ vực lên sau sự thất bị thảm hại trên sân nhà trước những sản phẩm của Nhật trong những lĩnh vực vốn luôn là thế mạnh của Mỹ như xe hơi và chất bán dẫn.

 

Chính sách bằng sáng chế công nghiệp Nhật Bản – Siết chặt, Liên kết để vững mạnh nội tại

Từ những năm 1997, Nhật Bản đã bắt đầu những hoạt động sửa đổi luật sáng chế và đưa ra những chính sách về bằng sáng chế công nghiệp. 

Chính Giichi Marushima - Phó giám đốc của Canon- người đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bằng sáng chế, vận dụng bằng sáng chế để Canon cất cánh, đã gióng lên những hồi chuông cảnh báo chính phủ Nhật Bản trước chính sách coi trọng bằng sáng chế công nghiệp của nước Mỹ - yếu tố đã lôi cuốn và thúc đẩy và bảo vệ mạnh mẽ sáng chế của Mỹ nói chung sau đó, cũng như cả thế giới ngưỡng mộ và e dè mỗi khi có đụng chạm hay liên quan đến vấn đề bản quyền của Mỹ. Ông cho rằng Nhật Bản không hề có chiến lược quốc gia trong sáng chế chuyên nghiệp và sáng chế chuyên nghiệp không liên quan đến các chính sách công nghiệp sẽ là sự nguy hiểm đối với nền kinh tế công nghiệp của nước Nhật. Tuy nhiên nền kinh tế và thị trường Nhật Bản hoàn toàn khác với Mỹ - thị trường của cả thế giới, nên bên cạnh việc ứng dụng bảo hộ và xây dựng chính sách bằng sáng chế công nghiệp học hỏi từ Mỹ, Nhật Bản lại đi con đường đi riêng của mình. 

Mặc dù trong một khoảng thời gian người ta thấy dường như chính quyền Nhật Bản đang mô phỏng dụng những chính sách và đạo luật bảo hộ bằng sáng chế công nghiệp của Mỹ. Và đạo luật này cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu Nhật Bản không chịu được chi phí nhân công trong nước và tỷ giá hối đoái đang ổn định, đã chuyển các nhà máy sản xuất sang các nước thứ ba như Trung Quốc để có chi phí và nhân công rẻ hơn. Như một sự tất yếu để tồn tại. Làn sóng chuyển địa điểm sản xuất sang Trung Quốc của người Nhật bắt đầu từ đây và cũng hình thành một thị trường nội địa Nhật Bản giá thành sản phẩm luôn cao hơn giá sản phẩm cùng hang khi sản xuất ở nước thứ 3. 

Tuy nhiên các nhà làm chính sách Nhật Bản cũng nhanh chóng nhận ra một lỗ hổng lớn khi các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động sản ở nước ngoài đó là chảy máu chất xám trong việc nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp ra các trường đại học ở nước ngoài bắt đầu là Mỹ. Sự không liên quan giữa đăng ký và bảo hộ bằng sáng chế và các chính sách công nghiệp sẽ là sự nguy hiểm đối với nền kinh tế công nghiệp của Nhật. 

Chính sách bằng sáng chế công nghiệp của Nhật đã dịch chuyển và chú trọng vào năng lực sản xuất, năng lực thị trường của thị trường nội địa, tạo mối liên kết trong các ngành công nghiệp với mối quan hệ khăng khít của doanh nghiệp và các trường đại học và tổ chức nghiên cứu. Quyền sở hữu trí tuệ bắt đầu từ sáng chế chuyên nghiệp đã lan rộng và tạo một làn sóng lớn cải cách đại học. Tài chính, ngân sách được đổ về các trường đại học để trang bị máy móc, thiết bị và nhân lực thực hiện nghiên cứu và liên kết với doanh nghiệp đồng hành từ ý tưởng đến sự phát triển thị trường của sản phẩm. dịch vụ. Các trường đại học trở thành những tổ chức hành chính độc lập phi chính phủ. Nhận thức tạo ra sản phẩm độc đáo và kết nối chúng với kinh doanh đã trở nên phổ biến ở mỗi một thương nhân Nhật Bản. Đồng thời chính sách chiến lược quốc gia trở thành một cường quốc sáng tạo khoa học kỹ thuật, chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp song hành đã giúp Nhật Bản phát triển thịnh vượng và bền vững. 

“Hiện nay Mỹ là đất nước vận dụng tốt nhất tài sản trí tuệ là bằng sáng chế phù hợp với lợi ích quốc gia. Nếu như tinh thần của Luật sáng chế Nhật Bản là để phát triển công nghiệp thì tinh thần của Luật sáng chế của Mỹ đặt ra nhằm mục đích bảo vệ tư quyền của người có quyền lợi. Và Mỹ đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức khéo léo kết nối lợi ích cá nhân với lợi ích quốc gia. Chế độ sở hữu trí tuệ Mỹ được vận hành bao gồm cả tư pháp luôn song hành để đi cùng lợi ích quốc gia. Vì vậy nước Mỹ có thể đáp ứng được sự thay đổi của nền kinh tế quốc tế trong bất kỳ thời đại nào” – Giichi Marushima – Giám đốc sáng chế của Canon, nguyên Hội trưởng Hội Sở hữu trí tuệ Liên đoàn doanh thương Nhật Bản. 

Minh Anh lược dịch và ghi chép. 

-----------

Tham gia sự kiện chào mừng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới 2021 tại đây:

Hội chợ Bản quyền Tháng 4 năm 2021: https://squi-agency.vn/blogs/tin-tuc-trong-tuan/thu-moi-tham-du-su-kien-hoi-sach-ban-quyen-thang-4-nam-2021-chao-mun

Đăng ký tham gia: TẠI ĐÂY

Sự kiện Giới thiệu Bản quyền và Phát hành Sách Ngoại ngữ: https://squi-agency.vn/blogs/tin-tuc-trong-tuan/trung-tam-giao-dich-ban-quyen-con-soc-su-kien-gioi-thieu-ban-quyen-v

Đăng ký tham gia: TẠI ĐÂY

--------------

Công ty CP Truyền thông và Văn hóa Con Sóc (SCC.JSC) đã có 15 năm hoạt động trong thị trường xuất bản tại Việt Nam và Đông Nam Á với ba mảng hoạt động chính: Dịch vụ Xuất bản (trong nước và quốc tế), Giao dịch Bản quyềnXuất nhập khẩu và Phát hành Sách

 Đăng ký tư vấn: TẠI ĐÂY

 Văn phòng 1: P502, tòa B3.7 Hacinco, Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

 Văn phòng 2: Phố sách 19/12, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

 Văn phòng 3: 159Ter, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP Hồ Chí Minh

 Hotline: 0932373282 - 0865346815

 Email: Copyright.scp2@gmail.com (Cc truyenthong.scp4@gmail.com)

 Facebook: https://www.facebook.com/truyenthongvavanhoaconsoc