Giỏ hàng

Đa dạng hóa nguồn tư liệu - Hướng đi sáng tạo dành cho các bảo tàng

Tái định vị vai trò của các bảo tàng

Theo đánh giá của tờ IBIS World (2020), giá trị thị trường của các hoạt động, dịch vụ bảo tàng đã tăng hơn 40% trong vòng một thập kỷ vừa qua. Bà Lori Fogarti, giám đốc điều hành bảo tàng Oakland tại California, nhận định rằng: "Mức tăng trưởng của các bảo tàng là minh chứng cho vai trò quan trọng của loại hình dịch vụ này. Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ những cái đã qua, mà còn là nơi để trải nghiệm, học hỏi, nghiên cứu và phát triển tri thức."

Định nghĩa mới về bảo tàng cũng đặt ra những cơ hội và thách thức lớn cho hệ thống các bảo tàng tại Việt Nam. Trong một buổi phỏng vấn với Báo Nhân dân, PSG.TS Nguyễn Văn Huy đã nhấn mạnh tầm quan trọng của của việc đa dạng hóa hoạt động của các bảo tàng trong nước. Lúc này, câu hỏi được đặt ra là: "Bảo tàng cần đa dạng hóa những điểm nào?"

Một số đề xuất đa dạng hóa hoạt động tại bảo tàng

  • Thiết kế các hoạt động, dịch vụ mới
    Ngoài hoạt động trưng bày và tham quan, các bảo tàng có thể triển khai các chương trình giáo dục hướng tới các trường học, các hoạt động giao lưu văn hóa hướng tới công chúng hoặc các chương trình trải nghiệm dành cho khách du lịch. Khi triển khai ý tưởng này, các bảo tàng có thể thiết kế những gói dịch vụ riêng cho từng đối tượng, bên cạnh đó tích hợp dịch vụ ăn uống và quà lưu niệm. 
  • Phong phú hóa các bộ sưu tập trưng bày
    Việc bổ sung các tư liệu, dữ liệu trưng bày trong các bộ sưu tập giúp bảo tàng tăng lượng khách hàng thường xuyên. Khi các bảo tàng không có sự bổ sung hiện vật, tư liệu trưng bày, khách tham quan thường có xu hướng nghĩ rằng "Bảo tàng này tôi đã tới một lần rồi" và chọn những dịch vụ khác. Do đó, việc phong phú hóa các bộ sưu tập trưng bày giúp bảo tàng đảm bảo với khách hàng rằng: Mỗi lần tham quan là một trải nghiệm khác biệt!


  • Cập nhật các xu hướng trưng bày hiện đại
    Bên cạnh "hiện vật trong tủ kính", "tranh treo tường" và các hình thức truyền thống, các bảo tàng cần phát triển các hoạt động trưng bày số hóa. Những ứng dụng của công nghệ số như phim 3D, màn hình tương tác, không gian thực tế ảo,... giúp tạo ra môi trường trải nghiệm cho khách tham quan. Nhờ đó, bảo tàng không còn là những gian trưng bày tĩnh với các hiện vật khô khan mà trở thành những tư liệu lịch sử sống động, hấp dẫn.


  • Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sản xuất tư liệu riêng
    Các bảo tàng có thể tận dụng các cơ sở dữ liệu để thực hiện những nghiên cứu hữu ích về các lĩnh vực lịch sử và văn hóa. Ngoài ra, một hướng đi đang được nhiều bảo tàng trên khắp thế giới ứng dụng là dựng phim dựa vào các nội dung số, tài liệu số có sẵn. Những thước phim này vừa làm nổi bật nét đặc trưng của từng lĩnh vực hoặc từng địa phương, vừa đa dạng hóa trải nghiệm cho khách hàng.

Dịch vụ giao dịch bản quyền dữ liệu tại SCP

Dịch vụ bản quyền Con Sóc thực hiện giao dịch bản quyền các hiện vật, tư liệu nội dung, dữ liệu số,... phục vụ cho hoạt động trưng bày, triển lãm hoặc hoạt động làm phim tư liệu khoa học xã hội/tự nhiên của các bảo tàng, thư viện, nhà xuất bản, kênh truyền thông, nghiên cứu, công ty dữ liệu.

>> Tìm hiểu về dịch vụ bản quyền SCP: squi-agency.vn/blogs/hoat-dong/dai-dien-ban-quyen

Với hệ thống đối tác toàn cầu, SCP luôn là địa chỉ đại diện bản quyền đáng tin cậy khi tìm kiếm bản quyền những nguồn nội dung, dữ liệu mới, cập nhật, giàu giá trị khoa học và thực tiễn. 

>> Tìm hiểu hệ thống đối tác của SCP: qui-agency.vn/pages/danh-sach-nxb-doc-quyen-va-doi-tac-scp


Liên hệ giao dịch bản quyền tại SCP

✉ Email: copyright.scp2@gmail.com
☎ Hotline: 090 327 6959

Rất hân hạnh được đón tiếp và hợp tác với Quý vị!