Giao dịch bản quyền là gì?
Các độc giả thường xuyên của SCC chắc chắn không còn xa lạ đối với khái niệm bản quyền. Tuy nhiên, giao dịch bản quyền là gì? vẫn là điều nhiều khách hàng chưa nắm rõ. Vậy chúng mình sẽ giải đáp cho bạn ở bài viết này.
1. Khái niệm giao dịch bản quyền
1.1. Khái niệm giao dịch
"Giao dịch là những hành vi của công dân và của các tổ chức nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Phần lớn các giao dịch là sự thoả thuận của hai hoặc nhiều người hoặc chỉ cần sự biểu hiện ý chí của một bên".
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 đưa ra định nghĩa về giao dịch dân sự như sau:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Trong đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015) (Ví dụ: Hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mua xe máy...). Còn hành vi pháp lý đơn phương thông thường được hiểu là sự thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự (Ví dụ: lập di chúc, hứa thưởng...). Trong số các loại giao dịch dân sự thì hợp đồng là loại giao dịch phổ biến nhất.
Hình thức của giao dịch dân sự
Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015, các hình thức của giao dịch dân sự bao gồm: lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.
Cần lưu ý rằng:
- Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
-Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
1.2. Khái niệm bản quyền
Bản quyền hay còn được gọi là quyền tác giả – một trong những quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước Việt Nam thừa nhận và bảo hộ khỏi các hành vi xâm phạm. Bản quyền được tự động xuất hiện khi tác phẩm được sáng tạo ra và thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định.
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp khi xảy ra tranh chấp rất khó để chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm đó thuộc về mình. Chính vì lẽ đó, dù thủ tục đăng ký bản quyền không phải là thủ tục bắt buộc nhưng các bạn vẫn nên thực hiện để bảo vệ tối ưu quyền lợi của bản thân cũng như tránh những tranh chấp không đáng có trong tương lai.
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
(Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))
Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Quyền tài sản
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
(Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))
2. Giao dịch bản quyền là gì?
- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Làm tác phẩm phái sinh
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
- Sao chép tác phẩm
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
- ---
Việc giao dịch bản quyền cần trải qua quy trình phức tạp, xử lý nhiều loại giấy tờ, hợp đồng... nên cần được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm. Vì vậy, khi có nhu cầu giao dịch bản quyền các cá nhân, tổ chức thường thông qua một đơn vị chuyên sâu về giao dịch bản quyền như SCC.
3. Dịch vụ Giao dịch Bản quyền SCC
Đại diện Bản quyền Con Sóc - SCP (SCC) thực hiện giao dịch bản quyền bao gồm: giới thiệu và hỗ trợ thủ tục, hợp đồng cho việc giao dịch bản quyền trong các lĩnh vực và thể loại sau:
- Giao dịch bản quyền Sách - Bao gồm giao dịch bản quyền, mua bán bản quyền sách giấy, giao dịch bản quyền sách sách điện tử (Ebooks), giao dịch bản quyền sách nói (Audiobooks):
Sản phẩm giao dịch bản quyền: Tác quyền dịch sang tiếng Việt,
Thể loại giao dịch bản quyền: Tất cả các thể loại sách hư cấu và phi hư cấu, từ văn học, selfhelp, kinh doanh, kinh tế, văn hóa, chính trị, nông nghiệp, kỹ thuật, kiến trúc, sức khỏe,… dành cho người lớn và trẻ em.
Đối tác giao dịch bản quyền: SCP là đại diện bản quyền tại Việt Nam cho tác giả và Nhà Xuất Bản hàng đầu tại Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Singapore,…
Giao dịch bản quyền Nội dung số - Bao gồm giao dịch bản quyền phim truyền hình, giao dịch bản quyền phim điện ảnh, giao dịch bản quyền video, giao dịch bản quyền phim tài liệu; giao dịch bản quyền phim hoạt hình; giao dịch bản quyền phim khoa học.
Sản phẩm giao dịch bản quyền: Bản quyền phim điện ảnh, phim truyền hình, phim khoa học, phim tài liệu, phim thiếu nhi, phim tài liệu, dữ liệu hình ảnh,
Thể loại: Phim lãng mạn, tình cảm, trinh thám, khoa học, phim hoạt hình cho trẻ em,.
Giao dịch bản quyền Chương trình đào tạo - Bao gồm các giao dịch bản quyền chương trình đào tạo, giao dịch bản quyền chương trình ngoại ngữ, giao dịch bản quyền khóa học online và offline:
Sản phẩm giao dịch bản quyền: Quyền sử dụng, quyền sở hữu các chương trình đào tạo trường học, đào tạo nghề, phát triển kỹ năng và phát triển ngôn ngữ.
Thể loại: Các chương trình đào tạo các cấp học (Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,...), các chương trình dạy nghề (công nghệ, lập trình, sửa chữa ô tô - xe máy,...), các chương trình đào tạo kiến thức kỹ năng (lãnh đạo, Marketing, truyền thông, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo,...) và các chương trình phát triển ngôn ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Trung,..
Giao dịch bản quyền Dữ liệu và dữ liệu số:
Sản phẩm giao dịch bản quyền: Quyền sử dụng, quyền sở hữu, quyền trưng bày các tài liệu, dữ liệu, audios, videos phục vụ cho hoạt động trưng bày của bảo tàng, triển lãm hoặc hoạt động làm phim tư liệu khoa học xã hội/tự nhiên của các bảo tàng, thư viện, nhà xuất bản, kênh truyền thông, nghiên cứu, công ty dữ liệu.
Đối tác giao dịch bản quyền: Các bảo tàng, thư viện, đơn vị bảo tồn và lưu trữ tại Mỹ, Châu Âu, Châu Á và tại Việt Nam.
Liên hệ với chúng tôi
- Văn phòng 1: P703, tòa B3.7 Hacinco, Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng 2: Phố sách 19/12, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Hotline: 093 237 3282 - 086 534 6815 - 090 327 6959
- Email: copyright.scp2@gmail.com (Cc truyenthong.scp@gmail.com)
- Facebook: https://www.facebook.com/truyenthongvavanhoaconsoc
- Form tư vấn: https://bit.ly/dangkytuvanscc