Kinh nghiệm viết sách cho người mới bắt đầu
Người mới viết sách lần đầu thường không tránh khỏi bối rối vì không biết bắt đầu từ đâu. Đừng lo lắng, hãy cùng SCC tìm hiểu một số kinh nghiệm hữu ích sau đây.
Chắc hẳn có không ít người đang ấp ủ khao khát viết một cuốn sách bởi có câu nói: “Nếu bạn đọc sách một cách bền bỉ, sẽ đến lúc bạn bị thôi thúc không ngừng bởi ý muốn viết nên cuốn sách của riêng mình”. Thế nhưng, khi mới bắt đầu, bạn sẽ dễ loay hoay và không biết phải viết như thế nào.
Với kinh nghiệm xuất bản thành công hàng nghìn đầu sách trong suốt 15 năm qua, SCC sẽ chia sẻ các bước viết sách đơn giản cùng những kinh nghiệm thực tế để giúp bạn bắt đầu con đường viết sách một cách thuận lợi.
ĐẶT RA CAM KẾT VỚI CHÍNH MÌNH
Ảnh: Unsplash
Bước đầu tiên để viết một cuốn sách là tin rằng bạn sẽ làm được. Cho dù bạn muốn viết một cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn hay chỉ đơn giản là một cuốn sách chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, bạn cần bồi dưỡng sự tự tin và tự cam kết với chính mình. Tác giả và chuyên gia tư vấn Bryan Collins khuyên rằng: bạn nên cam kết việc viết sách như một công việc hàng ngày và đưa nó vào thời gian biểu của bạn. Nếu đủ đam mê và quyết tâm, sẽ không quá khó khăn để thức dậy sớm vào buổi sáng hay ngủ muộn một chút vào ban đêm để dành thời gian cho việc viết lách. Hãy cố gắng dành sự ưu tiên cho cuốn sách của mình.
SOẠN THẢO DÀN Ý VỚI BỐ CỤC CHÍNH – PHỤ RÕ RÀNG
Ảnh: Unsplash
Sau khi đặt ra cam kết và biến việc viết sách thành một thói quen hàng ngày, bước tiếp theo là xác định ý tưởng chính cũng như soạn thảo ra dàn ý cho cuốn sách của mình. Bạn nên chia ý tưởng chủ đề lớn thành từng phần nhỏ hoặc từng chương. Phương pháp này có nhiều lợi ích. Đầu tiên, nó giúp cuốn sách của bạn có hệ thống hơn. Thứ hai, thay vì dễ “lao đầu” vào việc triển khai chi tiết ngay từ đầu để rồi bế tắc vì bí tưởng, một dàn ý có chính – phụ rõ ràng sẽ giúp bạn không bị rối và rơi vào tình trạng mất hứng khi đang viết dở dang.
HỌC HỎI KIẾN THỨC VÀ TRAU DỒI MỘT SỐ KỸ NĂNG HỖ TRỢ CHO VIỆC VIẾT SÁCH
Ảnh: Unsplash
Lisa Bogart, tác giả của cuốn sách Knit with Love cùng nhiều cuốn sách bán chạy khác, đã chia sẻ rằng cô không hề có bất cứ kinh nghiệm nào khi bắt đầu viết cuốn sách đầu tiên. Chuyên môn của cô ấy không phải là viết lách. Thế nhưng, bù lại, cô có một ước mơ lớn: ước mơ được xuất bản một cuốn sách của riêng mình cùng tinh thần ham học hỏi. Cô nói: “Không có một lối tắt nào dẫn đến thành công cả. Tôi đã học tất cả những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quá trình theo đuổi ước mơ viết sách của mình. Cùng với đó, tôi cũng cân nhắc xem đối tượng độc giả của mình là ai và tìm hiểu làm thế nào để thu hút được họ”.
TỰ ĐẶT RA DEADLINE HOÀN THÀNH
Ảnh: Unsplash
Khi bắt đầu viết một cuốn sách, bạn có thể nghĩ rằng chỉ cần viết mỗi ngày là có thể hoàn thành. Thế nhưng, nếu không có một deadline cụ thể, bạn dễ rơi vào tình trạng trì hoãn và thiếu kỷ luật với bản thân, từ đó dẫn đến tình trạng viết mãi mà không xong. Vì thế, bạn nên đặt ra một deadline cụ thể và khả thi để tự thúc đẩy bản thân mình.
TỰ LẬP CHO MÌNH THỜI GIAN BIỂU
Ảnh: Splash
Bên cạnh đặt ra deadline hoàn thành, bạn cũng nên tạo một thời gian biểu cho việc viết lách của mình. Bạn có thể ghi chú vào cuốn lịch để bàn hoặc dùng chức năng báo thức trên điện thoại để tự nhắc nhở mình. Khi bạn đưa việc viết sách trở thành một thói quen hàng ngày, nó sẽ tự động trở nên gắn kết với bạn. Và tất nhiên, thời gian bạn được cầm trên tay cuốn sách hoàn thiện cũng sẽ sớm hơn.
VIẾT RA NHỮNG GẠCH ĐẦU DÒNG
Ảnh: Splash
Tác giả Peggy Frezon đưa ra lời khuyên cho những người bắt mới đầu viết sách: “Bạn nên dành thời gian để xây dựng một bản thảo hấp dẫn bằng cách gạch đầu các ý tưởng và xây dựng một bản đồ cho câu chuyện. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra sự gắn kết giữa các tình tiết bên trong một câu chuyện tổng thể cũng như khiến mọi thứ trở nên logic và dễ hiểu hơn”.
TRIỂN KHAI CÁC Ý TƯỞNG CHI TIẾT
Sau khi gạch đầu dòng những ý tưởng sơ khai, giờ là lúc bạn triển khai chúng. Bạn cần tìm ra hướng phát triển cốt truyện, xác định các mốc thời gian chính, tạo dựng chủ đề cũng như xây dựng các chi tiết cụ thể… Thêm vào đó, các yếu tố như văn phạm, cách hành văn, câu cú cũng như lỗi chính tả cũng nên được chú trọng trong bước này.
VIẾT NHƯ MỘT CHIẾN BINH
Các tác giả sách biết rằng việc đối diện với những trang Word trống ngày này qua ngày khác thật sự rất khó khăn và áp lực. Vì thế, hãy trang bị cho bản thân khả năng chịu đựng cùng việc tự động viên khuyến khích. Nhiều nhà văn còn dùng một vật may mắn như cây bút đẹp để tự thúc đẩy tinh thần.
KIÊN TRÌ HOÀN THÀNH NHỮNG BẢN NHÁP ĐẦU TIÊN
Ảnh: Splash
Nếu cứ lo lắng quá nhiều về sự hoàn hảo, rất có thể bạn sẽ không bao giờ hoàn thành được cuốn sách của mình. Đừng quá đòi hỏi sự cầu toàn và xuất sắc ngay từ đầu. Cứ thoải mái viết bởi bạn có thể sửa đổi chúng sau này. Trên thực tế, đó cũng là một trong những chìa khóa để viết sách. Đối với các bản nháp đầu tiên, bạn chỉ cần hoàn thành việc viết, thậm chí khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi và mất hứng. Lúc này bạn chỉ cần hoàn thành đúng deadline và thời gian biểu đã đặt ra. Bản nháp đầu tiên của bạn có thể chỉ là một mớ hỗn độn và không thể dùng được. Nhưng không sao cả, bạn có thể sửa nó trong ngày hôm sau, khi tâm trí bạn sáng suốt hơn và có thể nhìn ra một số vấn đề mà trước đó mình đã không nhận ra.
LUÔN LUÔN ĐỌC VÀ SỬA LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ VIẾT
Hầu hết các nhà văn đều trải qua nhiều lần sửa đổi và viết lại tác phẩm của mình trước khi cho ra đời bản thảo chính thức. Vì thế, hãy thêm vào lịch trình một khoảng thời gian thích hợp để sửa đổi bản thảo sao cho cuốn sách của bạn thật hay và tươi mới nhất.
NGHIÊM TÚC XEM XÉT CÁC PHẢN HỒI
Hãy nghiêm túc xem xét việc thuê một biên tập viên hoặc một công ty cung cấp dịch vụ xuất bản có đội ngũ biên tập và chế bản chuyên nghiệp bởi chắc chắn, một đơn vị đã thực hiện hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn cuốn sách như SCC sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đánh giá sự tiềm năng của cuốn sách, chất lượng của bản thảo, và đưa ra được những gợi ý, sửa đổi phù hợp cho tác giả. Ngay cả những nhà văn chuyên nghiệp nhất cũng cần ý kiến của một chuyên gia. Nhiều người sẵn sàng trả tiền để đổi lại những phản hồi giá trị từ biên tập viên chuyên nghiệp trong thể loại sách họ đang viết. Điều này giúp họ nhanh chóng nhìn ra những vấn đề và tiềm năng cần khai thác thêm mà họ không thể nhận ra.
SỬA ĐỔI VÀ VIẾT LẠI MỘT BẢN THẢO KHÁC
Ảnh: Splash
Sau khi xem xét phản hồi, bạn có thể nhận ra nhiều vấn đề trong bản thảo. Đừng ngần ngại viết lại một bản thảo khác. Việc viết một bản mới sẽ giúp tâm trí bạn sáng suốt hơn, thậm chí nảy ra nhiều ý tưởng mới cho cuốn sách của mình. Bên cạnh đó, câu văn cũng như ngữ pháp và cách dùng từ của bạn cũng sẽ mượt mà hơn rất nhiều đấy.
TÌM KIẾM ĐỐI TÁC XUẤT BẢN
Sau khi hoàn thành xong các bước trên, đây là lúc để cuốn sách của bạn đến tay độc giả. Nhưng trước hết, bạn phải tìm một nhà xuất bản chấp nhận phát hành cuốn sách tâm huyết của bạn. Harry Bingham đến từ câu lạc bộ Jericho Writers khuyên rằng bạn nên khoanh vùng mục tiêu tìm kiếm nhà xuất bản cho mình. Hãy gửi từ 8 đến 12 nhà xuất bản để bắt đầu và gửi cho họ một bức thư đề nghị cùng bản tóm tắt cuốn sách tuyệt vời của bạn. Nếu có nhà xuất bản nào hứng thú cuốn sách của bạn, họ sẽ yêu cầu bạn gửi các trang mẫu, chương mẫu thậm chí là bản thảo đầy đủ và bản thảo cuối cùng trước khi quyết định xuất bản rộng rãi đến công chúng.
Nhưng trên thực tế, các nhà xuất bản thường rất khắt khe trong việc lựa chọn bản thảo và khả năng để họ vừa ý một tác phẩm là vô cùng thấp. Điều này là bởi các nhà xuất bản rất tin tưởng các đơn vị liên kết xuất bản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xuất bản để chọn lọc tác phẩm, bởi vậy, nếu như bạn không thông qua một đơn vị liên kết thì xác suất để cuốn sách của bạn được nhà xuất bản để ý là rất thấp.
Đăng ký tư vấn xuất bản tại: ĐÂY
hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại:
Văn phòng 1: P502, tòa B3.7 Hacinco, Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Phố sách 19/12, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Văn phòng 3: 159Ter, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0932373282 - 0865346815
Email: Copyright.scp1@gmail.com (Cc truyenthong.scp4@gmail.com)
Facebook: https://www.facebook.com/truyenthongvavanhoaconsoc