Giỏ hàng

Những điều cần lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là thuật ngữ để nói về một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên với điều kiện bên được nhượng phải đồng ý các thỏa thuận của bên nhượng lại thương hiệu.

nhung-dieu-can-luu-y-khi-nhuong-quyen-thuong-hieu

1. Các hình thức nhượng quyền thương hiệu

Có 4 hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến đó là:

  • Nhượng quyền thương hiệu đầu tư vốn

Đây là hình thức, bên nhượng lại quyền thương hiệu cho bên được nhượng sẽ đầu tư một khoản chi phí cho bên được nhượng. Thông qua hình thức này, bên nhượng quyền sẽ có tiếng nói, kiểm soát cũng như có thêm cơ hội để thâm nhập vào hệ thống mới được nhượng.

  • Nhượng quyền thương hiệu toàn diện

Nhượng lại toàn diện đồng nghĩa với việc bạn sẽ được nhượng lại toàn bộ, hay nói cách khác là “trọn gói”. Theo hình thức này, bên được nhượng sẽ được cung cấp kế hoạch, chiến lược kinh doanh một cách đầy đủ và chi tiết ở mọi góc độ, khía cạnh từ bên nhượng quyền thương hiệu.

nhung-dieu-can-luu-y-khi-nhuong-quyen-thuong-hieu

Các thương hiệu F&B được nhượng quyền phổ biến trên thế giới

Đây là hình thức phổ biến nhất, đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng, đặc biệt trong các ngành đồ ăn, thức uống, các dịch vụ bán lẻ…

  • Nhượng quyền thương hiệu không toàn diện

Đây là hình thức chỉ chuyển nhượng một mảng nhỏ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hình ảnh thương hiệu, công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm. Với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ không được can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của bên được nhượng.

Mục đích cuối cùng của nhượng quyền thương hiệu không toàn diện là tăng doanh thu và tạo ra nhiều sự khác biệt so với các đối thủ.

  • Nhượng quyền thương hiệu tham gia quản lý

Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu, thì hình thức nhượng quyền thương hiệu tham gia quản lý là sẽ cung cấp thêm người quản lý và điều hành cho bên được nhượng quyền, mục đích của hình thức này nhằm giúp bên nhượng có thể giám sát cũng như vận hành kinh doanh một cách dễ dàng hơn.

2. Một số lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu

Trước khi tiến hành nhượng quyền thương hiệu, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo thành công và hiệu quả của giao dịch.

nhung-dieu-can-luu-y-khi-nhuong-quyen-thuong-hieu

  • Nghiên cứu thị trường

Trước khi mua thương hiệu, việc đầu tiên bạn cần làm là phải nghiên cứu thị trường. Điều này sẽ giúp bạn biết được đâu là thương hiệu đang được ưa chuộng, có tiềm năng để phát triển và xứng đáng bỏ chi phí ra mua để đầu tư.

  • Chi phí phát sinh

Sau khi nghiên cứu thị trường, thì bước tiếp theo bạn cần phải lưu ý đến chi phí phát sinh. Ngoài các phí cố định, thì trong quá trình mua thương hiệu sẽ phát sinh rất nhiều chi phí khác như: sửa chữa, trang trí, nguyên vật liệu,… Bạn phải đảm bảo rằng, doanh thu phải đủ để chi trả các chi phí sinh này và phí trả phần trăm cho bên nhượng thương hiệu.

  • Tính pháp lý trong hợp đồng

Tính pháp lý trong hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu bao gồm các quyền lợi và điều khoản đi kèm. Hai bên sẽ nhờ đến sự tham gia của pháp luật. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu mà bạn mua đã được đăng ký và được pháp luật bảo hộ.

  • Rủi ro khi cạnh tranh với cửa hàng khác

Đây là một trong những vấn đề mà bên được nhượng quyền vô cùng lo lắng. Các cửa hàng được nhượng sẽ xảy ra những tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” khi gặp những phát sinh trong hoạt động kinh doanh, điều này dẫn đến việc cần một cửa hàng xảy ra lỗi, thì các cơ sở khác cũng sẽ bị vạ lây theo.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về nhượng quyền thương hiệu, cũng như một số lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn

Để được tư vấn và hỗ trợ giao dịch nhượng quyền thương hiệu, bạn có thể liên hệ chúng tôi tại đây.

nhung-dieu-can-luu-y-khi-nhuong-quyen-thuong-hieu