Giỏ hàng

Vì sao cần ĐƯỢC quyền khi sử dụng tác phẩm của người khác?

Hiện nay, khái niệm và phạm vi sử dụng của "bản quyền' đã không còn xa xôi và lạ lẫm. Đây là vấn đề thường xuyên được nhắc đến nhưng không phải ai cũng hiểu được rõ ràng và đầy đủ. Hãy cùng Trung tâm giao dịch bản quyền SCC tìm hiểu về những điều cơ bản liên quan tới bản quyền trong bài viết này.
 
Bản quyền là gì? 
Bản quyền - copyright (hay quyền tác giả) là một nhóm quyền hợp pháp bảo vệ các tác phẩm văn học và khoa học (thường được gọi chung là Tác phẩm) được trao độc quyền cho các tác giả của Tác phẩm, bao gồm quyền nhân thân và quyền kinh tế. Quyền tác giả là một kiểu quyền tự động xuất hiện như quyền sở hữu của tác giả, phát sinh cùng với sự ra đời của Tác phẩm mà anh ta mới sáng tạo nên ở bất kỳ hình thức và thể thức nào. (Bao gồm cả hình thức vật lý, điện tử, hoặc các hình thức, thể thức phát sinh khác). Mục đích của bản quyền hay bảo vệ bản quyền là để thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển của khoa học, văn hóa và nghệ thuật. Điều này cũng là sự tưởng thưởng cho các tác giả như một sự tôn trọng và bồi hoàn cho những sáng tạo mà họ đóng góp cho cộng đồng xã hội.
 
Một tác giả luôn luôn được trao nhóm quyền này với sự tôn trọng tác phẩm của họ. Vai trò nhà sáng tạo của tác giả là trung tâm của Công ước Bern - Công ước bảo vệ Tác phẩm văn học và Nghệ thuật xuất hiện từ năm 1886 mà Việt Nam bắt đầu tham gia từ năm 2003. 
Quyền kinh tế cho phép tác giả độc quyền khai thác tác phẩm của mình ở các hình thức thương mại và quyền nhân than bảo vệ lợi ích cá nhân tên tuổi của tác giả gắn liền với tác phẩm cũng như tính được bảo toàn, vẹn nguyên của tác phẩm trong sử dụng khai thác.
Các Tác phẩm thuộc phạm vi bảo vệ bản quyền bao gồm từ sách, diễn văn, diễn thuyết, bài  luận, sách hướng dẫn, nhạc, nhạc kịch, tranh, điêu khắc, bức ảnh, phim điện ảnh, tượng,bản vẽ,  đến các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật, ....

Vì sao cần ĐƯỢC quyền sử dụng tác phẩm của người khác?  
Giờ đây, trong Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định rõ về các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau: 
  • Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.  
  • Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập công ước rất nhiều hiệp ước, công ước đa phương quốc tế trong bảo vệ bản quyền tác giả như Bern, TRIPS, WIPO,... trong quá trình hội nhập và phát triển của mình. Các luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất Bản liên tục được bổ sung và ban hành mới trong những năm gần đây cho thấy chúng ta đang tuân theo các quy định và luật pháp quốc tế đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ bảo vệ, thực thi bản quyền bảo vệ, thúc đẩy sự sáng tạo của tác giả cũng như lợi ích của công chúng trong sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật và văn học.
 
Do đó, việc được cấp quyền, nhượng quyền sẽ là điều kiện đầu tiên, tiên quyết cho việc sử dụng tác phẩm của người khác một cách hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và quốc tế (luật sở hữu trí tuệ) cho các mục đích sao chép, chuyển ngữ, chuyển thể, biểu diễn, phát sóng, truyền tin, truyền thông- giao tiếp tới công chúng cho các mục đích phi lợi nhuận, lợi nhuận; thương mại ở hầu hết các trường hợp tái sử dụng; bên cạnh đó cũng có những trường hợp giới hạn và ngoại lệ.  
 
Liên hệ tư vấn giao dịch bản quyền qua:
Hotline: 090 327 6959 | Email: copyright.scp2@gmail.com
 
--------------
Công ty CP Truyền thông và Văn hóa Con Sóc (SCC.JSC) đã có 15 năm hoạt động trong thị trường xuất bản tại Việt Nam và Đông Nam Á với ba mảng hoạt động chính: Dịch vụ Xuất bản (trong nước và quốc tế), Giao dịch Bản quyền, Xuất nhập khẩu và Phát hành Sách
Đăng ký tư vấn: TẠI ĐÂY
Hotline: 0932373282 - 0903276959
Email: Copyright.scp2@gmail.com (Cc truyenthong.scp2@gmail.com)