Kích thước | 13 x 20 |
Số trang | 193 |
Số quyển | 1 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Hiện trạng | Đã bán bản quyền tại Việt Nam,… |
Bằng việc đề xướng và ứng dụng phương pháp Tối giản, tác giả đã chỉ ra những cách thức và lợi ích khi áp dụng phương pháp này vào việc học hành, thi cử của con cái cũng như cân bằng và làm tốt đẹp hơn các mối quan hệ trong gia đình như cha mẹ - con cái, vợ - chồng…
Một số trích dẫn hay trong cuốn “Nâng cao học lực bằng phương pháp Tối giản”
- Theo báo cáo, những nước còn tiếp tục hệ thống thi cử coi “ghi nhớ” là chính như hiện nay chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tại Nhật Bản, mục đích chính là tạo ra “nguồn nhân lực để làm lực lượng lao động”, thuận tiện cho hệ thống xã hội theo phương thức bảo hộ - sản xuất nhiều, tiêu thụ nhiều – nên có xu hướng trì hoãn giáo dục năng lực suy nghĩ.Phải chăng vì thế mà ngay cả bây giờ, những đứa trẻ từng tiếp nhận nền giáo dục ở nước ngoài, khi chuyển về trường học ở Nhật Bản thường bị nói “không chịu hợp tác”, “thích làm trung tâm của sự chú ý” và chúng trở nên lạc lõng.
- Thực tế, nếu một người muốn leo lên đến đỉnh núi Phú Sỹ như “Tôi muốn thử một lần trong đời leo lên đỉnh núi Phú Sỹ” thì người ấy sẽ làm được.
Tuy nhiên, nếu là người quyết tâm “Sẽ đứng trên đỉnh Everest!” thì vượt qua ngọn núi cỡ như núi Phú Sỹ chẳng qua chỉ là bước đầu tiên. Đậu kỳ thi cũng giống như núi Phú Sỹ trong đời người dài rộng, đúng là cần nỗ lực để hoàn thành. Nhưng mục tiêu lớn nhất của cả đời người chính là nhắm đến đỉnh Everest.