20 tác phẩm chuyển thể hay nhất mọi thời đại (Phần 2)
Hãy đọc những cuốn sách này và cũng đừng bỏ lỡ phiên bản chuyển thể của chúng!
Dòng phim chuyển thể vốn được xem là sở trường của Hollywood. Đáng tiếc, việc chuyển thể mọi thứ, từ văn học kinh điển đến tác phẩm hiện đại, luôn khơi mào cho cuộc chiến “Bản nào hay hơn, phim hay sách?” Thật ra, việc tận hưởng cả sách gốc và bản chuyển thể của nó là một trải nghiệm đáng giá, vì chúng có xu hướng bổ sung chứ không đối chọi nhau.
Dưới đây là 20 tác phẩm chuyển thể hay nhất đang chờ đón bạn!
The Nanny Diaries của Emma McLaughlin/Nicola Kraus và phim The Nanny Diaries (2007)
Một câu chuyện hậu tận thế mà mọi người thực sự yêu mến. Dựa trên tiểu thuyết đồ họa Le Transperceneige của Pháp, bộ phim năm 2013 kể lại câu chuyện về một cuộc cách mạng trên chuyến tàu nơi tàn dư của loài người sinh sống sau kỷ băng hà thứ hai. Tác phẩm tiếng Anh đầu tiên của đạo diễn Bong Joon Ho đã thành công mô tả cái cách mà, ngay cả sau khi ‘thế giới đi đến hồi kết,’ những vấn đề mà người tị nạn phải đối mặt – chia rẽ giai cấp, phân biệt chủng tộc và nổi dậy – cũng sẽ không biến mất, chỉ bởi vì nhân loại đang đối mặt với sự diệt vong.
Câu chuyện xoay quanh cuộc chiến giữa nhà lãnh đạo cách mạng Curtis (Chris Evans) và Mason (vai diễn biến hóa không ngờ của Tilda Swinton) – người luôn cố gắng để giữ cho đoàn tàu và hệ thống điều hành của nó tiến về phía trước. Snowpiercer được khen ngợi bởi những hình ảnh hết sức ấn tượng và sự tôn trọng của vị đạo diễn đối với cuốn sách gốc, mà cho đến thời điểm bộ phim phát hành, mới chỉ xuất bản bằng tiếng Pháp và tiếng Hàn. – Alamin Yohannes
Tinker Tailor Soldier Spy của John le Carré và phim Tinker Tailor Soldier Spy (2011)
Một gián điệp đại tài và một cuộc điều tra truy lùng nghẹt thở đã khiến Tinker Tailor Soldier Spy trở thành một siêu phẩm trên cả trang giấy và màn ảnh rộng. Tiểu thuyết nổi tiếng năm 1974 của John le Carré về điệp viên George Smiley và cuộc truy đuổi của ông để tìm ra tên điệp viên hai mang của Liên Xô trong Tình báo Anh, đã nhận được rất nhiều lời ca ngợi – thậm chí đến từ chính điệp viên – nhờ dàn nhân vật sống động, tính chân thực và mạch truyện căng như dây đàn. BBC đã chuyển thể tiểu thuyết này trên truyền hình và cả đài phát thanh, nhưng phải đến năm 2011, ‘cuộc đi săn’ của le Carré mới chính thức xuất hiện trên màn ảnh rộng, với Gary Oldman trong vai Smiley và dàn diễn viên toàn sao bao gồm Tom Hardy, Mark Strong, Colin Firth, Ciarán Hinds và Benedict Cumberbatch.
Tinker Tailor Soldier Spy đã giành được rất nhiều đề cử giải thưởng, bao gồm cả đề cử Oscar cho Nhạc phim Xuất sắc Nhất, Kịch bản Chuyển thể Xuất sắc Nhất và Nam diễn viên Chính Xuất sắc Nhất cho Oldman, và đã nhận giải Phim Anh hay nhất tại BAFTAs. – AY
Poldark của Winston Graham và phim Poldark (2015)
Lần thứ hai trở về sau chiến tranh, Ross Poldark nhận ra cuộc sống của mình đang chìm trong đau khổ. Cha anh đã mất, trang trại của gia đình thì xuống dốc và người phụ nữ anh yêu thương nay đã đính hôn với câu truyện.
Cả sách lẫn bộ phim đều đã cân bằng chủ đề về nỗi đau và sự tái sinh của Poldark bằng nét chấm phá khéo léo, khiến người đọc và người xem bị cuốn hút bởi tất cả các nhân vật, đồng thời nhận ra anh hùng yêu thích của họ có thể sẽ thay đổi khi câu chuyện tiếp diễn. Chẳng vấn đề gì đâu, bởi bạn sẽ luôn hy vọng ít nhất có một nhân vật có được kết thúc có hậu mà họ hằng mơ ước, ngay cả khi họ gặp phải một số trở ngại trên đường đi. —Jessica Leon
It’s Kind of a Funny Story của Ned Vizzini và phim It’s Kind of a Funny Story (2010)
Lấy cảm hứng từ những trải nghiệm của chính tác giả, tiểu thuyết It’s Kind of a Funny Story năm 2006 của Ned Vizzini kể về cuộc phiêu lưu của cậu thiếu niên Craig Gilner, người được đưa vào bệnh viện tâm thần sau khi cầu xin được giúp đỡ.
Cuốn sách của Vizzini, được các nhà phê bình đánh giá là đáng tin cậy và chân thực, đã được Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ chọn là một trong những Cuốn Sách Hay Nhất Dành Cho Thanh Thiếu Niên năm 2007, và được giới thiệu đến khán giả của màn ảnh rộng trong bộ phim It’s Kind of a Funny Story năm 2010, với sự tham gia của Keir Gilchrist, Emma Roberts, và Zach Galifianakis. Với vai Craig, Gilcrist đã thành công đưa cuộc đấu tranh và tính cách ấm áp của nhân vật lên màn ảnh trong một bộ phim chứa đựng nhiều câu chuyện hài ở viện tâm thần, cùng vào dàn diễn viên hùng hậu, và những khoảnh khắc dịu dàng giữa ba nhân vật chính của chúng ta. – AY
Outlander của Diana Gabaldon và phim Outlander (2014)
Người xem hẳn đã rất vui khi được chứng kiến câu chuyện tình yêu của Claire và Jamie Fraser trải dài suốt năm mùa phim trên Starz cho đến nay, và bên cạnh chương trình truyền hình được giới phê bình đánh giá cao, bộ truyện Outlander có đến tận tám cuốn sách (và nhiều phần chưa xuất bản), mỗi cuốn lại là một cuộc phiêu lưu mới cho cặp tình nhân sinh ra cách nhau hàng thế kỷ.
Tất nhiên, bộ sách có chiều sâu hơn một chút khi mô tả những thách thức mà hai người phải đối mặt, nhưng bản chuyển thể trên màn ảnh nhỏ đã thể hiện rất tốt những cảm xúc nảy sinh trong suốt hành trình tìm kiếm nơi mà mình thuộc về. —JL
Normal People của Sally Rooney và phim Normal People (2020)
Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong câu chuyện tình yêu của thế hệ millennial của Sally Rooney là những hiểu biết sâu sắc về luồng ý thức liên tục của Connell và Marianne; cả hai đều đã phân tích thái quá mọi suy nghĩ và cảm giác, quan trọng lẫn không quan trọng. Trong bản chuyển thể trên đài Hulu, những hiểu biết đó chuyển thành những ánh nhìn lặng lẽ và sự thinh lặng đớn đau.
Bất kỳ người đọc nào cũng biết được điều ấy trước khi xem phim, nhưng nhờ có màn hóa thân xuất sắc của hai diễn viên chính Daisy Edgar-Jones và Paul Mescal, việc đọc qua tiểu thuyết không còn là điều kiện tiên quyết để trải nghiệm mọi sắc thái cảm xúc của các nhân vật trong phim. Cả cuốn sách và bộ phim truyền hình đều sẽ để lại trong bạn nỗi buồn và cảm giác khó chịu – dù sao thì bộ phim đi kèm với phần thưởng là bạn không cần phải tưởng tượng ra sợi dây chuyền ‘nổi tiếng’ của Connell. – RK
The Maze Runner của James Dashner và phim The Maze Runner (2014)
Tiểu thuyết Maze Runner của James Dashner kể về câu chuyện của Thomas và những người bạn của cậu khi họ cố gắng sống sót trong một thế giới tăm tối loạn lạc đầy rẫy những thay đổi khó lường, khiến người đọc phải cố gắng tập trung hết sức mình. Và hành trình của nhóm bạn trẻ trên màn ảnh cũng không kém phần hấp dẫn.
Dylan O’Brien đã truyền tải trọn vẹn cảm giác cấp bách và trách nhiệm mà Thomas thể hiện trong khi bị buộc phải trải qua bài kiểm tra mà cậu thậm chí không biết mình đang phải đối mặt. Có thể có một số khác biệt nhất định giữa sách và phim, nhưng chủ đề cơ bản, về sự nguy hiểm và ý chí làm bất cứ điều gì để cứu những người bạn yêu thương, vẫn luôn hiện hữu vẹn nguyên. – JL
The Color Purple của Alice Walker và phim The Color Purple (1985)
Vào năm 2020, có lẽ Steven Spielberg không còn là lựa chọn phù hợp để chuyển thể cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer năm 1982, The Color Purple, của Alice Walker, nhưng điều đó không có nghĩa là vị đạo diễn không đủ tầm để vượt qua những gì khán giả vẫn xem là ‘dòng phim bom tấn’ bình thường của ông. (Đến năm 1985, The Color Purple đã trở thành một cơn sốt văn học, và bộ phim chuyển thể của nó chắc chắn sẽ là một trong những tác phẩm ăn khách nhất phòng vé trong năm.) Tạm thời hãy gạt bỏ những tranh cãi xoay quanh các giải thưởng phim (The Color Purple đã được đề cử 11 giải Oscar nhưng đã không thắng được giải nào) và việc cuốn sách thường xuyên bị liệt vào danh sách cấm, câu chuyện về những người phụ nữ da đen nỗ lực giành lấy sự độc lập – không chỉ là trong xã hội, mà còn là thoát khỏi những kẻ độc ác trong cuộc sống của họ – thực sự là một câu chuyện đáng xem và đáng đọc.
Trong cuốn sách của Walker, phần lớn câu chuyện được kể thông qua những lá thư, tạo thêm sự phong phú và sâu sắc cho các nhân vật Celie (do Whoopi Goldberg thủ vai trong phim) và Shug (Margaret Avery), giúp mối quan hệ của họ có thêm không gian ‘để thở và để sống’, trong khi ở bộ phim chuyển thể, mối quan hệ của cả hai có phần lặng lẽ hơn. Cuốn sách thực sự lạnh lùng và đôi khi có thể gợi lên cảm xúc khó tả, và dù bộ phim chuyển thể không hề né tránh việc đề cập đến nạn lạm dụng xảy ra đối với các nhân vật chính, nó đã xoa dịu đi đôi chút. Đừng để nội dung đó đe dọa bạn; cả cuốn sách và bộ phim đều là những khúc ca tôn vinh sự sống, kiên trì tồn tại trong ân sủng. – SS
The Call of the Wild của Jack London và phim The Call of the Wild (2020)
Kể từ khi xuất bản vào năm 1903, tiểu thuyết The Call of the Wild của Jack London vẫn luôn là một trong những tác phẩm kinh điển của Mỹ, dành cho độc giả ở mọi lứa tuổi, những người sẵn sàng đi qua vùng Alaska hoang dã cùng với Buck, một nhân vật chó hiếm gặp, và mối quan hệ của nó với loài người và loài thú.
Cuốn sách đã được chuyển thể nhiều lần, gần đây nhất là bộ phim năm 2020 với sự tham gia của Harrison Ford. Mặc dù ai nấy đều yêu thích một câu chuyện hay về người bạn tốt nhất của con người, cả cuốn sách và bộ phim đều không nhất thiết phải có kết thúc hạnh phúc, nhưng dù vậy, The Call of the Wild vẫn sẽ là câu chuyện của tính phiêu lưu và tình yêu thương đã khắc sâu trong tâm hồn bao thế hệ người hâm mộ. – JL
Atonement của Ian McEwan và phim Atonement (2007)
Atonement, cả cuốn tiểu thuyết của Ian McEwan và bộ phim của Joe Wright, đều khám phá những câu hỏi về tội lỗi, sự chuộc tội và những câu chuyện con người tạo ra để cầu xin hoặc để ban cho sự chuộc tội. Tác phẩm xoay quanh mối tình lãng mạn bị cấm đoán giữa Cecelia quyền quý (Keira Knightley) và Robbie (James McAvoy) – con trai của vị quản gia. Cuộc sống của họ bị chia cắt khi một khoảnh khắc giữa cả hai bị cô em gái Briony (Saoirse Ronan) hiểu nhầm. Khi Thế chiến II nổ ra, tất cả mọi người buộc phải đối diện với nhau và tìm cách để hàn gắn sau lời nói dối nhức nhối này.
Bộ phim của Wright đã khéo léo chuyển thể một tiểu thuyết vốn tự nó đã rất tinh tế, bằng một bàn tay thần bí thổi hồn văn học vào màn ảnh, từ các bản nhạc được lồng thêm âm thanh của chiếc máy đánh chữ đến việc sử dụng kết cấu truyện khung và người kể chuyện không đáng tin cậy – MLL
Nguồn: https://ew.com/
Ảnh: bookaholicvn
Liên hệ mua bản quyền sách để chuyển thể thành phim: TẠI ĐÂY
Thông tin liên hệ:
Văn phòng 1: P502, tòa B3.7 Hacinco, Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Phố sách 19/12, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Văn phòng 3: 159Ter, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0932373282 - 0865346815
Email: Copyright.scp2@gmail.com (Cc truyenthong.scp4@gmail.com)
Facebook: https://www.facebook.com/truyenthongvavanhoaconsoc