Giỏ hàng

Bí quyết để có một cuốn tự truyện cuốn hút độc giả

Mỗi người đều là nhân vật chính trong cuộc đời của chính mình. Và mọi cuộc đời đều là một câu chuyện thú vị đáng để chia sẻ, cho dù câu chuyện bạn muốn kể là về quá trình lập nghiệp khó khăn, về một nỗi đau quá khứ, hay quá trình theo đuổi ước mơ..

Vậy nhưng, kể như thế nào để lôi cuốn độc giả, khiến họ không thể rời mắt khỏi từng trang sách lại là một điều không hề dễ dàng. 

Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn viết ra một cuốn tự truyện cuốn hút độc giả:


    1. Lập dòng thời gian

Đây là một bước cần thiết và hiệu quả. Nó sẽ cung cấp cho bạn một cái khung để bạn có thể: (1) xác định các sự kiện quan trọng trong đời mình; (2) cho bạn hình dung khái quát đầu tiên về cuốn sách.

Cuốn tự truyện của bạn không nhất thiết phải viết theo dòng thời gian, nhưng việc lập ra dòng thời gian để kiểm soát mạch câu chuyện là một điều không chỉ hữu ích mà còn cần thiết. Nó là cái sườn để bạn có thể bám vào mỗi khi ngòi bút sa đà.

Bạn nên viết ra cả dòng thời gian về lịch sử gia đình nữa, dĩ nhiên không cần quá cụ thể như của bạn, và những yếu tố mà bạn sẽ sử dụng cũng nên có chọn lọc chỉ khi nó có giao thoa và tác động đến các sự kiện trong câu chuyện cuộc đời của bạn. Con người cần con người, gia đình chính là nền móng của bạn, xã hội xung quanh là chiếc gương phản chiếu… tất cả những điều này giúp người đọc hình dung và hiểu được bạn rõ ràng hơn, sinh cảm xúc gần gũi dễ liên hệ.


    2. Xác định các nhân vật

Trong cuốn tự truyện của bạn, đương nhiên bạn sẽ là nhân vật chính. Và các nhân vật khác chính là những người thân, bạn bè, những người có ảnh hưởng đến cuộc đời bạn.

Bạn có thể nghĩ đến những người như: 

  • Ông, bà, bố, mẹ, thầy cô, bạn bè, sếp, đồng nghiệp... - đây là những người có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời và con người mà chúng ta trở thành; giáo dục gia đình, nhà trường và cuộc sống ngoài xã hội. Hãy xác định tầm ảnh hưởng của những nhân vật này đến cuộc đời bạn để đưa vào cuốn sách.
  • Mối tình đầu của bạn / một người khiến bạn khắc cốt ghi tâm; hay chính người bạn đời chia sẻ ngọt bùi cùng bạn, giúp bạn tạo dựng nên điều gì đó trong đời.
  • Những người có ảnh hưởng tiêu cực, gây ra biến cố trong đời bạn: một đồng nghiệp xấu tính, một người bạn đâm sau lưng…
  • Và rất nhiều những nhân vật khác nữa mà có thể bạn chỉ gặp thoáng qua trong đời nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến bạn, khiến bạn thay đổi suy nghĩ, cách sống...


    3. Câu chuyện và bối cảnh 

  •  Câu chuyện:

Cuộc đời con người nếu nói là chẳng mấy chốc cũng không sai, nhưng để kể hết ra giấy từng sự kiện thì quả thật sẽ rất dài. Bạn phải chọn lọc các sự kiện có tính quyết định, định hướng con đường của bạn sau này khi trưởng thành, không nên lan man quá nhiều vào những mẩu truyện dù đáng trân trọng nhưng không có ảnh hưởng lớn, có thế câu chuyện của bạn mới có một logic xuyên suốt để người đọc dễ theo dõi.

Một vài mốc thời gian quan trọng mà hầu hết những người viết tự truyện đều sẽ nghĩ tới là: 

  • Tuổi thơ: Tuổi thơ chính là nền móng tạo nên con người chúng ta lúc trưởng thành. Dù tuổi thơ của bạn là bất hạnh hay hạnh phúc; được yêu thương hay bị ngược đãi; được bao bọc thái quá hay bị bỏ bê; thiếu thốn hay đủ đầy… nó đều đáng trân trọng và đáng kể, đáng được coi là một giai đoạn cuộc đời quan trọng không thể thiếu trong các cuốn hồi ký.
  • Quá trình trưởng thành: Đây là quá trình nhân cách hoàn thiện, là lúc bạn đứng trước các cánh cửa và cân nhắc về các lựa chọn sẽ đưa đến con đường mà bạn đang đi lúc này. Đây cũng là lúc bạn đang một chân bước ra ngoài xã hội, có thể sẽ xảy ra những biến cố mà đến mãi sau này bạn cũng không thể nào quên. 
  • Các mối quan hệ bạn bè/yêu đương/tình thân sâu sắc: Tùy thuộc câu chuyện mà bạn muốn kể, bạn cũng có thể thêm vào những câu chuyện về các mối quan hệ quan trọng trong đời mình.
  • Con đường lập nghiệp/Gia đình: Nếu bạn muốn kể câu chuyện về việc lập nghiệp, thì đương nhiên phần lập nghiệp là không thể thiếu. Bạn cũng nên xem xét đến vai trò của những người thân trong cuộc đời mình, và viết về họ.

  •  Bối cảnh:

Bạn thuộc về thế hệ X, Y hay Z? Dù bạn thuộc thế hệ nào thì câu chuyện bạn kể sẽ luôn gắn với một bối cảnh thời đại đặc trưng nào đó. Thế hệ X lớn lên và xây dựng sự nghiệp trong giai đoạn đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, đang còn nhiều khó khăn, thay đổi; thế hệ Y lớn lên trong sự giao thoa thời đại, vật chất đủ đầy hơn, dù vẫn biết đến những trò chơi nhảy dây, thả diều, ô ăn quan… nhưng cũng đã dần quen với công nghệ; thế hệ Z sinh ra với thông tin thật/giả lẫn lộn và kiến thức vô vàn trên đầu ngón tay…

Mỗi thế hệ khác nhau cũng sẽ có cách suy nghĩ, quan điểm khác nhau về mọi việc, sự khác biệt đó tạo nên mâu thuẫn, tạo nên cuộc đời. Vì vậy bạn đừng quên kể các sự kiện trong bối cảnh thời đại của nó để câu chuyện của bạn thêm phần sống động, đáng nhớ hơn.


    4. Cấu trúc nội dung và giọng văn

Nếu yêu thích sự đơn giản, bạn có thể kể câu chuyện theo dòng thời gian; nhưng đó không phải cách duy nhất, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu câu chuyện ở bất cứ thời điểm nào trong đời, như từ một biến cố, đến quá trình bạn vượt lên, thỉnh thoảng quay ngược về quá khứ để người đọc có thể lý giải được các quyết định của bạn… 

Bạn nên chia ra thành các phần lớn hoặc từng chương, kể về các sự kiện rõ ràng cụ thể có quan hệ/liên kết với nhau, giúp người đọc có cái nhìn bao quát trước hết. 


    5. Chân thành và sát sự thật

Bản chất của tự truyện là kể chuyện có thật. Tuy nói mỗi người có quan điểm và góc nhìn khác nhau, nhưng hãy cố viết ra phiên bản gần với sự thật nhất. Hãy chú ý ngày tháng, thời gian, sự kiện… đúng nhất có thể.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn cần phải kể hết tất cả những điều bạn không muốn nói hay rằng bạn không thể nói lên quan điểm của mình; ngược lại, hãy bộc lộ suy nghĩ thật của mình một cách tối đa. Đây là cuộc đời của bạn, sự thật nằm ở trong tay bạn, và bạn phải bảo vệ những sự thật đó - tránh thay đổi những sự kiện có thật hay tạo ra những cuộc hội thoại chưa từng diễn ra vì mục đích tạo kịch tính, người đọc sẽ nhận ra điều đó ngay. Hãy chân thành bày tỏ những suy nghĩ thực sự của mình. Viết chân thật, để cuốn sách không chỉ toàn có thành công hay thất bại, mà có thăng có trầm và có những cảm xúc, suy nghĩ rất người. Cốt để những người đọc cảm nhận được điều đó và đồng cảm với bạn.


Hoặc bạn có thể thuê người chấp bút.

Chẳng cần mất thời gian cho những bước phức tạp trên, mà chỉ cần ngồi lại trong vài dịp để kể câu chuyện của mình cho người chấp bút, theo sát cập nhật tiến độ và điều chỉnh, kiểm soát nội dung.

Đây là một lựa chọn lý tưởng dành cho những người:

  • Có câu chuyện để kể nhưng lại không có năng khiếu viết lách
  • Quỹ thời gian hạn hẹp

Bây giờ bạn có thể hãy ngồi lại, đợi cuốn sách được một thợ viết chuyên nghiệp hoàn thành giúp bạn.

Công ty CP Truyền thông và Văn hóa Con Sóc (SCC.JSC) cung cấp dịch vụ xuất bản trọn gói từ A-Z. Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất bản trong nước và quốc tế, chúng tôi sẽ giúp bạn có một cuốn sách hoàn thiện, chỉnh chu từ nội dung tới hình thức. 


Đăng ký để được tư vấn MIỄN PHÍ: TẠI ĐÂY

hoặc liên hệ trực tiếp với SCC.JSC tại:

 Văn phòng 1: P503, tòa B3.7 Hacinco, Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

 Văn phòng 2: Phố sách 19/12, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

 Văn phòng 3: 159Ter, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP Hồ Chí Minh

 Hotline: 0932373282 - 0865346815

 Email: copyright.scp1@gmail.com (Cc truyenthong.scp4@gmail.com)

 Facebook: https://bit.ly/Facebook_DichvuxuatbanSCC

-----

SCC - Dịch vụ xuất bản hoàn hảo

Hơn cả một dịch vụ vì đó là sách

Một kết tinh của tinh thần, lao động, và tri thức