Khi nào sử dụng tác phẩm phải trả tiền bản quyền cập nhật 2024
Bản quyền hay quyền tác giả ngày càng được xã hội quan tâm, đặc biệt khi internet ngày càng phát triển, việc các tác phẩm bị vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến. Vậy khi nào sử dụng tác phẩm phải trả tiền bản quyền, hãy tham khảo bài viết dưới đây để bảo vệ quyền lợi của mình nhé.
1. Tiền bản quyền là gì?
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 định nghĩa:
Tiền bản quyền là khoản tiền trả cho việc sáng tạo hoặc chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm cả tiền nhuận bút, tiền thù lao.
Theo đó, tiền bản quyền là khoản tiền bên đầu tư, khai thác, sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu.
Tiền bản quyền là khoản tiền trả cho việc sáng tạo hoặc chuyển giao quyền tác giả (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
2. Khi nào sử dụng tác phẩm phải trả tiền bản quyền?
Cũng theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 quy định tại Khoản 2 Điều 20:
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và Khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các Điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại Khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.
Như vậy, cá nhân, tổ chức làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn trước công chúng, sao chép trực tiếp, gián tiếp, phân phối, nhập khẩu, phát sóng, cho thuê bản gốc bản sao của tác phẩm, công bố tác phẩm... Phải được sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền và phải trả tiền bản quyền hoặc các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng quy đinh các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Cụ thể, tại Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định rõ:
a) Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;
b) Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này.
Trên đây, SCC đã tổng hợp các quy định của pháp luật về bản quyền. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Việc giao dịch bản quyền giữa cá nhân, tổ chức với chủ sở hữu cần trải qua quy trình phức tạp, đòi hỏi người thực hiện có chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành.
Nếu bạn không thạo các thủ tục này, hãy tìm đến các đơn vị hỗ trợ giao dịch bản quyền, để được tư vấn đảm bảo quyền lợi của mình một cách tốt nhất.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm giao dịch bản quyền cho các đối tác Việt Nam và quốc tế, SCC tự tin sẽ đem tới dịch vụ giao dịch bản quyền tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của khách bạn.
Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần hỗ trợ:
Đăng ký tư vấn trực tiếp tại Fanpage Truyền thông và Văn hóa Con Sóc
Hoặc liên hệ hotline: 0932373282 - 0865346815
----------
- Văn phòng 1: P703, tòa B3.7 Hacinco, Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng 2: Phố sách 19/12, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Website: https://squi-agency.vn/
- Email: copyright.scp1@gmail.com (Cc truyenthong.scp4@gmail.com)