Giỏ hàng

Quy định về giao dịch nhượng quyền dữ liệu cho bảo tàng

Mọi người thường biết đến bảo tàng với chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, thông tin và trưng bày hiện vật, tranh ảnh, di sản... Trong đó, giao dịch nhượng quyền dữ liệu cho bảo tàng cũng là một hoạt động không còn xa lạ. Bài viết này, SCC sẽ tổng hợp  nhưng quy định về giao dịch nhượng quyền dữ liệu cho bảo tàng.

1. Quy định về giao dịch nhượng quyền dữ liệu cho bảo tàng

Pháp luật Việt Nam quy định, bảo tàng có các hoạt động sau:
  • Hoạt động nghiên cứu khoa học
  • Hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể
  • Hoạt động kiểm kê
  • Hoạt động bảo quản
  • Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể
  • Hoạt động giáo dục
  • Hoạt động truyền thông
  • Hoạt động dịch vụ

Ngoài hoạt động bảo quản, kiểm kê và nghiên cứu khoa học, thì các hoạt động còn lại đều cần xin phép, thỏa thuận với tác giả (tổ chức, cá nhân) trước khi triển khai. Đây cũng chính là hoạt động giao dịch nhượng quyền dữ liệu cho bảo tàng.

Vì vậy, có thể thấy, nhượng quyền dữ liệu cho bảo tàng rất quan trọng đối với bảo tàng. 

Nếu bảo tàng không thỏa thuận hoặc xin phép tác giả trước khi triển khai hoạt động, sẽ vi phạm đến quyền tác giả (bản quyền) theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Yếu tố nào là yếu tố xâm phạm quyền tác giả?

Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

  • Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
  • Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
  • Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
  • Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
  • Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.

vi-pham-ban-quyen-bi-phat-bao-nhieu-tien

Yếu tố xâm phạm quyền liên quan có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

  • Bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn được tạo ra một cách trái phép;
  • Bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản sao bản ghi âm, ghi hình, bản sao chương trình phát sóng được tạo ra một cách trái phép;
  • Một phần hoặc toàn bộ cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng bị sao chép, trích ghép trái phép; một phần hoặc toàn bộ chương trình phát sóng bị thu, giải mã và phân phối trái phép;
  • Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền liên quan bị vô hiệu hoá trái phép; bản định hình cuộc biểu diễn bị dỡ bỏ hoặc bị thay đổi một cách trái phép thông tin về quản lý quyền liên quan.

Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả là phạm vi bảo hộ quyền tác giả được xác định theo hình thức thể hiện bản gốc tác phẩm; được xác định theo nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm gốc trong trường hợp xác định yếu tố xâm phạm đối với tác phẩm phái sinh. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền liên quan là phạm vi bảo hộ quyền liên quan đã được xác định theo hình thức thể hiện bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

vi-pham-ban-quyen-bi-phat-bao-nhieu-tien

Để xác định một bản sao hoặc tác phẩm (hoặc bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) có phải là yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hay không, cần so sánh bản sao hoặc tác phẩm đó với bản gốc tác phẩm (bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) hoặc tác phẩm gốc. Bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng bị coi là yếu tố xâm phạm trong các trường hợp sau đây:

  • Bản sao là bản sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đang được bảo hộ của người khác;
  • Tác phẩm (phần tác phẩm) là một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đang được bảo hộ của người khác;
  • Tác phẩm, phần tác phẩm có nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm đang được bảo hộ của người khác.

Như vậy, căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì các sản phẩm có các yếu tố trên sẽ là các sản phẩm xâm phạm quyền tác giả.

Vì vậy, trước khi tiến hành các hoạt động nên thực hiện giao dịch nhượng quyền dữ liệu cho bảo tàng để tránh vi phạm bản quyền. 

Hãy liên hệ với TRUNG TÂM GIAO DỊCH BẢN QUYỀN - Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Con Sóc (SCC)

nhung-dieu-can-luu-y-khi-nhuong-quyen-thuong-hieu