Giỏ hàng

Vi phạm bản quyền xử lý như thế nào?

[SCC-Dịch vụ giao dịch bản quyền] Hiện nay, việc vi phạm bản quyền tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm (văn học, khoa học, nghệ thuật), sáng chế,... xảy ra tương đối phổ biến và phức tạp trong thực tế. Những chế tài liên quan đến vấn đề này đã được quy định rõ trong Luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế để bảo vệ cho các tác giả, chủ thể sáng tạo là người Việt Nam và người nước ngoài.   

Vi phạm bản quyền là gì? 

Đây là việc sử dụng trái phép các tác phẩm, sáng chế, sáng tạo không phải do mình tự nghĩ ra hay sở hữu. Theo Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam và các công ước bảo vệ bản quyền quốc tế như BERN, TRIPs, WIPO,... thì Bản quyền sinh ra đồng thời khi tác phẩm, sự sáng tạo xuất hiện ở những hình hài định dạng cụ thể. Ngay khi một tác giả viết bài thơ của mình lên giấy thì tác phẩm đó đã thuộc bản quyền của họ mà không cần phải đi đăng ký hay công bố ra công chúng.
Việc đi đăng ký bản quyền tác giả hay công bố tác phẩm để giúp cho những "chứng cứ" chứng thực cụ thể cho Tác phẩm bài thơ đó khi có các tranh chấp, chứng minh sự vi phạm bản quyền được thuận lợi hơn.  
Hiện nay Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế về bảo vệ bản quyền và sở hữu của các tác giả, chủ sở hữu. Theo đó các tác giả, chủ sở hữu nước ngoài được có quyền lợi và được bảo hộ bản quyền tại Việt Nam như công dân Việt Nam. 
Tuy nhiên, để nhận định chính xác về hành vi xâm phạm bản quyền, các bên cần phải xét đến từng yếu tố cho một hành vi cụ thể. 

Những hành vi nào là vi phạm bản quyền? 

Những hành vi được xem là vi phạm bản quyền gồm có: 

  • Chiếm đoạt quyền tác giả;
  • Mạo danh tác giả;
  • Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
  • Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;
  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
  • Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu;
  • Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu; 
  • Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu;
  • Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
  • Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm;
  • Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó lam vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu thực hiện để bảo vệ quyền tác gỉ đối với tác phẩm của mình;
  • Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;
  • Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu. 

Những quy định về việc xử lý vi phạm bản quyền 

Khi bị xác định là vi phạm bản quyền tác giả, các tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Ngoài ra, bên bị xử phạt sẽ phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong một số trường hợp nặng hơn, các tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 
 
 
Bài viết được thực hiện bởi chuyên gia tư vấn bản quyền của SCC, mọi hình thức sao chép và sử dụng phải được sự đồng ý của tác giả. 
Xin đăng ký tư vấn giao dịch bản quyền tại đây
 
 

Liên hệ giao dịch bản quyền qua:

Hotline: 090 327 6959 - 0932 373 282 | Email: copyright.scp2@gmail.com

--------------

Công ty CP Truyền thông và Văn hóa Con Sóc (SCC.JSC) đã có 15 năm hoạt động trong thị trường xuất bản tại Việt Nam và Đông Nam Á với ba mảng hoạt động chính: Dịch vụ Xuất bản (trong nước và quốc tế), Giao dịch Bản quyềnXuất nhập khẩu và Phát hành Sách

 Đăng ký tư vấn: TẠI ĐÂY

 Văn phòng 1: P502, tòa B3.7 Hacinco, Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

 Văn phòng 2: Phố sách 19/12, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

 Văn phòng 3: 159Ter, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP Hồ Chí Minh

 Hotline: 0932373282 - 0903276959

 Email: Copyright.scp2@gmail.com (Cc truyenthong.scp2@gmail.com)

 Facebook: https://www.facebook.com/truyenthongvavanhoaconsoc