Giỏ hàng

Có được phép mua bản quyền tác phẩm không

Có được phép mua bản quyền tác phẩm không là thắc mắc của nhiều người. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Bản quyền hay còn được gọi là quyền tác giả là thuật ngữ khá quen thuộc. Bên cạnh đó, việc mua bản quyền tác giả ở các doanh nghiệp lớn khá phổ biến hiện nay. 

1. Mua bản quyền tác phẩm là gì?

Bản quyền hay còn được gọi là quyền tác giả – một trong những quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước Việt Nam thừa nhận và bảo hộ khỏi các hành vi xâm phạm. Bản quyền được tự động xuất hiện khi tác phẩm được sáng tạo ra và thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định.

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp khi xảy ra tranh chấp rất khó để chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm đó thuộc về mình. Chính vì lẽ đó, dù thủ tục đăng ký bản quyền không phải là thủ tục bắt buộc nhưng các bạn vẫn nên thực hiện để bảo vệ tối ưu quyền lợi của bản thân cũng như tránh những tranh chấp không đáng có trong tương lai.

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

(Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))

Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

  • Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

- Đặt tên cho tác phẩm;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

có được phép mua bản quyền tác phẩm không

  • Quyền tài sản

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

(Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))

Vậy mua bản quyền tác phẩm là việc cá nhân, tổ chức mua lại quyền sở hữu, khai thác tiềm năng kinh tế của tác phẩm qua sự thỏa thuận của chủ sở hữu của tác phẩm và cá nhân, tổ chức đó.

2. Có được phép mua bản quyền tác phẩm hay không?

có được phép mua bản quyền tác phẩm không

Căn cứ Điều 28 VBHN 07/VBHN – VPQH 2019 thì pháp luật không cấm hành vi mua bản quyền tác giả cụ thể như sau :

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

“1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

  1. Mạo danh tác giả.
  2. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  3. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  4. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  5. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

.............................

  1. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”

Như vậy, cá nhân tổ chức được phép mua bản quyền tác giả.

3. Ai được mua bản quyền tác phẩm?

Căn cứ Điều 39 VBHN 07/VBHN – VPQH 2019 thì chủ sở hữu quyền tác giả có thể là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả.

Ngoài ra, căn cứ Bộ Luật dân sự 2015, đối với cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Còn tổ chức đáp ứng điều kiện sau:

Điều 74. Pháp nhân

“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  2. b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  3. c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  4. d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Trên đây là những tư vấn của SCC về mua bản quyền. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

có được phép mua bản quyền tác phẩm không

Nếu bạn đang tìm đơn vị uy tín để:

  • Tư vấn mua bán bản quyền
  • Đại diện giao dịch
  • Soạn thảo hợp đồng
  • Tư vấn, thương lượng các điều khoản hợp đồng
  • Thực hiện các thủ tục trước, trong và sau khi kí kết hợp đồng

Hãy liên hệ với Công ty CP Truyền thông và Văn hóa Con Sóc (SCC)

Trong suốt 15 năm hoạt động, SCC tự hào là đ𝐨̛𝐧 𝐯𝐢̣ 𝐝𝐮𝐲 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 tại Việt Nam thực hiện giao dịch bản quyền sách và nội dung số giữa các đối tác Việt Nam và quốc tế.

Đăng ký tư vấn trực tiếp tại Fanpage Truyền thông và Văn hóa Con Sóc

Hoặc liên hệ hotline: 0932373282 - 0865346815

----------

  • Văn phòng 1: P703, tòa B3.7 Hacinco, Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Văn phòng 2: Phố sách 19/12, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Website: https://squi-agency.vn/
  • Email: copyright.scp1@gmail.com (Cc truyenthong.scp4@gmail.com)